Xem thêm video clip: Cách làm chè trôi nước Tết Hàn thực
Cách nấu chè trôi nước đơn giản cúng đầy tháng cho bé
Chè trôi nước (bánh trôi nước) là món chè được khá nhiều người yêu thích, đặc biệt trong những ngày cúng đầy tháng thì không thể thiếu món chè này được. Với phần vỏ dẻo dai và phần nhân thơm, cộng với nước đường ngọt thanh tạo nên vị ngon riêng biệt cho món chè này. Vậy để biết cách nấu chè trôi nước cúng đầy tháng cho bé đúng chuẩn, các bạn hãy tham khảo bài viết dưới đây nhé.
Cách nấu chè trôi nước đơn giản
1/ Với cách làm chè trôi nước lá dứa này, bạn cần:
Phần bánh
- 300 gr bột nếp
- 200 ml nước đang sôi
- 50 ml nước ép lá dứa
- 1/3 muỗng cà phê muối
Phần nhân:
- Đậu xanh 150 gr đậu xanh không vỏ
- 100gr đường
- 1/4 muỗng cà phê muối
- 50 ml nước cốt dừa
- 1/3 chén dừa non bào sợi
2/ Cách làm chè trôi nước đậu xanh:
Để áp dụng cách nấu chè trôi nước lá dứa nhân đậu xanh này thì bước đầu tiên bạn cần làm là nấu nước cốt dừa. Cách thực hiện như sau:
Nấu nước cốt dừa
Cách nấu nước cốt dừa
- Bạn cho 200ml nước cốt dừa cùng 100ml nước lạnh, 1/5 thìa cà phê muối, 3g đường và 2 lá dứa vào một chiếc nồi rồi khuấy nhẹ nhàng cho đường và muối tan đều trong nước. Sau đó, bạn đặt nồi lên bếp đun nhỏ lửa cho đến khi sôi.
- Tiếp theo, bạn pha 1 thìa cà phê bột năng với 2 thìa cà phê nước lạnh, dùng đĩa khuấy đều lên cho tan và đổ vào nồi nước cốt dừa đang sôi, vừa đổ bạn vừa khuấy đều tay để bột không bị vón cục. Làm xong thì bạn tắt bếp đi nhé.
Nấu nước đường gừng
Cách nấu nước đường gừng
- Bạn lấy một chiếc nồi khác và cho một ít nước lạnh vào đó, thêm 100g đường trắng, 100g đường nâu và một ít gừng thái sợi. Bạn bật bếp và đun trên lửa vừa trong khoảng 20 phút. Chú ý điều chỉnh lửa để đường không bị cháy khét nhé.
- Bạn cho bột nếp vào một chiếc bát to, từ từ đổ nước nóng vào và nhào cho thật kỹ rồi cho tiếp nước lá dứa vào, tiếp tục nhào cho đến khi bột mịn, đều màu lá dứa và không bị dính ra tay. Tiếp theo, bạn dùng màng bọc thực phẩm hoặc túi ni-lon bộc bột lại để trong khoảng 30 phút cho bột nở ra.
Để tiết kiệm thời gian thì trong khi chờ bột nở, bạn sẽ bắt tay vào làm nhân bánh trôi nhé. Cách làm như sau:
Cách làm bột bánh
Cách làm bột bánh trôi nước
- Bạn cho bột nếp vào một chiếc bát to, từ từ đổ nước nóng vào và nhào cho thật kỹ rồi cho tiếp nước lá dứa vào, tiếp tục nhào cho đến khi bột mịn, đều màu lá dứa và không bị dính ra tay. Tiếp theo, bạn dùng màng bọc thực phẩm hoặc túi ni-lon bộc bột lại để trong khoảng 30 phút cho bột nở ra.
Để tiết kiệm thời gian thì trong khi chờ bột nở, bạn sẽ bắt tay vào làm nhân bánh trôi nhé. Cách làm như sau:
Cách làm nhân
Nhân bánh trôi nước
- Đậu xanh sau khi ngâm 4-5 tiếng, bạn đem vo sạch, nhặt bỏ các hạt hỏng sau đó cho vào nồi hấp chín.
- Bạn cho đậu xanh cùng đường (bạn có thể tự điều chỉnh lượng đường cho vừa ăn) vào máy xay sinh tố và xay nhuyễn. Nếu không có máy xay sinh tố, bạn có thể dùng thìa cà nát đậu xanh rồi mới trộn đường vào nhé.
- Tiếp theo, bạn lấy một cái chảo không dính, đặt lên bếp và cho hỗn hợp đậu xanh đường vào, sên với lửa nhỏ cho tới khi đậu xanh sánh óng lại thì thêm nước cốt dừa và tiếp tục sên với lửa nhỏ.
- Bạn dùng thìa đảo đều cho đậu xanh quyện lại thành một khối không dính chảo thì tắt bếp. Tiếp theo, bạn cho dừa non bào sợi vào trộn cùng đậu xanh và vo phần nhân này thành các viên tròn. Kích thước nhân có thể to, nhỏ tùy vào sở thích ăn uống của mỗi người.
Cách nặn bánh trôi nước lá dứa
Hướng dẫn cách làm bánh trôi nước đơn giản
- Tiếp theo, bạn lấy phần bột ra, nhào thêm 5 phút nữa cho bột dẻo dai hơn.
- Sau đó, chia bột thành các phần đều nhau, to hơn phần nhân một chút để bạn có thể dễ dàng bọc nhân.
- Dùng tay đè bẹp viên bột rồi cho nhân vào giữa, sau đó vo tròn lại.
- Cách nấu chè trôi nước lá dứa nhân đậu xanh
- Bạn cho nước và một chút muối vào một chiếc nồi sạch, sau đó, cho viên bánh vào luộc chín.
- Chờ cho đến khi viên bánh nổi lên, bạn vớt bánh ra một chiếc âu nước lạnh để bánh không bị dính vào nhau.
- Tiếp theo, bạn vớt viên bánh cho vào nồi nước gừng đường đã làm ở trên. Đun sôi nước đường thêm một lần nữa là bạn đã hoàn thành cách nấu chè trôi nước lá dứa nhân đậu xanh.
Yêu cầu thành phẩm đối với món chè trôi nước lá dứa nhân đậu xanh:
Thành phẩm bánh trôi nước
- Bát chè trôi nước nhân đậu xanh thơm mùi gừng ấm nóng, khi ăn từng miếng bánh mềm mềm, dẻo dẻo quyện cùng nhân đậu xanh mịn ngọt, hấp dẫn.
- Bánh có màu xanh tự nhiên, bắt mắt, vỏ bánh bóng nhìn thật bắt mắt.
Vậy là bạn đã hoàn thành xong món chè trôi nước lá dứa, nhân đậu xanh vừa ngon vừa đẹp mắt với cách làm khá đơn giản để cúng đầy tháng cho bé rồi đấy
Hướng dẫn cách cúng đầy tháng cho bé đầy đủ nghi lễ
Cúng đầy tháng hay còn được gọi là cúng mụ là một trong những phong tục của người Việt Nam. Đây là một trong nhiều nghi lễ gắn liền với cuộc đời của mỗi người. Việc cúng đầy tháng cho bé là một việc không dễ với những người mới làm cha làm mẹ. Cùng xem hướng dẫn và chuẩn bị cúng đầy tháng cho bé đầy đủ nhất.
1/ Cách tính ngày cúng đầy tháng cho con
Việc các gia đình tổ chức đầy tháng cho bé nhằm tạ ơn Mụ Bà không chỉ tạo ra sự có mặt của đứa bé, mà còn để trình họ hàng hai bên về đứa cháu sau một tháng ra đời. Theo quan niệm dân gian người Việt Nam có câu “ Trên bà chúa Thiên Thai dưới 12 bà Mụ” . Điều này để chỉ tục làm đầy tháng tức là cũng cho bà chúa trông coi toàn diện và 12 bà Mụ có công nặn ra đứa trẻ, mỗi bà Mụ đảm nhận một chức năng khác nhau.
Tuỳ thuộc ở mỗi nơi có một cách cúng khác nhau và thay đổi dần theo cuộc sống hiện đại. Trong dân gian những đứa trẻ sau khi sinh sẽ ở trong nhà, nhiều người không tiếp xúc không nhìn thấy đứa trẻ vì sợ dính phong long không tốt cho đứa trẻ. Dịp đầy tháng chính là cách thông báo rõ ràng nhất với mọi người về sự xuất hiện thành viên mới trong gia đình. Theo cách tính truyền thống của Ông Bà và cách tính truyền thống thì ngày đầy tháng của bé được căn cứ và lịch âm và tùy thuộc vào giới tính (bé trai hay bé gái). Nếu như bé gái thì ngày cũng sẽ lùi lại 2 ngày còn bé trai thì sẽ lùi lại 1 ngày (gái sụt hai, trai sụt một). Còn giờ cúng thì lễ cúng thường được cúng vào lúc sáng sớm hoặc chiều tối.
2/ Lễ vật cúng đầy tháng cho bé
Theo dân gian từ khi bé ở trong bụng của mẹ đến khi bé sinh ra được 12 bà Mụ và 1 bà chúa chăm sóc. Do vậy trong mâm cúng đầy tháng cần phải đầy đủ:
Cách cúng đầy tháng cho bé
- Lễ vật cúng 12 bà Mụ:
12 chén chè nhỏ, 12 đĩa xôi nhỏ, 12 chén cháo nhỏ,12 ly nước, 2 đĩa bánh hỏi, các loại bánh dành cho trẻ con xếp thành 12 đĩa, khoảng 2 kg thịt quay chia làm 12 đĩa, đồ hàng mã (giấy tiền). Đồ lễ cúng cho 12 bà Mụ
- Lễ vật cúng kính Đức ông:
Một con gà luộc, một tô cháo lớn, một tô chè lớn, ba đĩa xôi lớn, một miếng thịt quay, một đĩa hoa quả, trầu cau, hoa, rượu và đồ hàng mã (giấy tiền). Ngoài các lễ vật này thì thêm chén, đũa, muỗng và đặc biệt không thể thiếu đôi đũa hoa vì theo quan niệm Bà Chúa chỉ thích dùng loại đũa này.
Thông thường đồ lễ cúng đầy tháng cho bé sẽ được xếp trên hai bàn:một bàn nhỏ và thấp hơn để bày lễ vật cúng kính Đức ông. Bàn lớn còn lại bày lễ vật cúng kính 12 bà Mụ. Ngoài lễ vật bắt buộc mẹ có thể chuẩn bị thêm các đồ lễ khác
3/ Hướng dẫn cách sắp bàn cúng chuẩn nhất
Theo quan niệm dâm gian mâm cúng được sắp xếp theo nguyên tắc “Đông bình Tây quả” tức là ở phía đông đặt bình bông còn phía tây đặt lễ vật. Mâm cúng đầy tháng được chia làm 2 bàn, 1 bàn trên và 1 bàn dưới cách nhau 10 phân.
4/ Nghi thức thắp nhang và khấn.
Sau khi đặt hết lễ vật lên trên bàn cúng thì 1 người lớn trong gia đình, dòng họ (ông, bà, bố, mẹ) sẽ đại diện 1 người lên thực hiện nghi lễ thắp nhang và khấn. Bài khấn: Khi đã khấn xong thì bố hoặc mẹ tay bé lại vái trước án 3 vái sau 3 tuần hương thì tạ lễ. Sau đó gia đình mang vàng mã, váy áo đi hoá, vẩy rượu lúc đang hoá. Các đồ chơi thì giữ lại cho cháu bé lấy khước.
5/ Nghi thức khai hoa
Nghi thức khai hoa hay còn gọi là nghi lễ “ bắt miếng”. Đứa trẻ được đặt ngay trên bàn giữa chủ lễ rót trà thắp hương xin phép bắt miếng. Xong bồng đứa trẻ một ay, tay kia cầm một nhánh hoa vừa quơ qua, quơ lại trên miệng cháu bé và đọc những lời cầu chúc mang ý nghĩa tốt đẹp “Mở miệng ra cho có bông, có hoa Mở miệng ra cho kẻ thương, người nhớ, Mở miệng ra cho có bạc, có tiền Mở miệng ra cho xóm giềng quý mến…”
6/ Tục làm phép kết thúc thời gian ở cữ
Để thực hiện phép kết thúc thời gian ở cữ bạn cần một nồi nước sôi để giữa nhà bỏ cây đinh nung đỏ vào cho khói bay ra, mẹ bồng con bước qua bước lại. Nếu là con trai thì bước 7 lần, nếu là con gái thì bước 9 lần. Sau lễ mẹ và con có thể đi xung quanh nhà được, không bị bạn chế các phòng trong gia đình cũng như người mẹ có thể đi ra ngoài đi chợ.
Lần đầu tiên đi chơi thì mua một bịch muối, gạo mở hàng và giả vờ làm rơi một ít tiền với mục đích cầu mong con sinh ra được cơm ngon áo ấm, dư dả sau này. Sau cùng khi gần hết một cây nhang, gia chủ rót trà, khấn vái cảm tạ ơn trên, mang vàng mã đi đốt vẩy rượu gạo, muối, mã não kết thúc nghi lễ. Mọi người cùng thu lộc chúc cho em bé mọi điều tốt lành và trao quà mừng cho bé.
Xem thêm slideshare: 5 món chè ngon, thanh mát giải nhiệt nắng hè
Tham khảo thông tin đặt mua chè cúng đầy tháng ngon, giá rẻ ở đâu?
Xem thêm Infographic: Kinh nghiệm hay chọn mua thực phẩm an toàn