Cúng Đầy Tháng

Làm giàu từ chăn nuôi thỏ

Bạn muốn làm giàu bằng cách nuôi thỏ? Bạn muốn học thêm kinh nghiệm khi chăn nuôi thỏ?. Vậy hãy tham khảo bài viết dưới đây để biết cách chăn nuôi thỏ hiệu quả nhé! Kỹ thuật chăn nuôi thỏ quy mô hộ gia đình. 1/ Về nghề nuôi thỏ Hiện nay ở nước ta chăn nuôi thỏ chưa thực sự phát triển mạnh dù giá trị kinh tế của thỏ rất lớn. Một nguyên nhân do người

Bạn muốn làm giàu bằng cách nuôi thỏ? Bạn muốn học thêm kinh nghiệm khi chăn nuôi thỏ?. Vậy hãy tham khảo bài viết dưới đây để biết cách chăn nuôi thỏ hiệu quả nhé!

Kỹ thuật chăn nuôi thỏ quy mô hộ gia đình.

1/ Về nghề nuôi thỏ

Hiện nay ở nước ta chăn nuôi thỏ chưa thực sự phát triển mạnh dù giá trị kinh tế của thỏ rất lớn. Một nguyên nhân do người dân chưa biết kỹ thuật nuôi, chăm sóc thỏ. Khác với chăn nuôi lợn, gà, vịt... thỏ có khả năng sử dụng được nhiều thức ăn thô, xanh trong khẩu phần. Nuôi thỏ là tận dụng nguồn thức ăn sản phẩm phụ từ nông nghiệp, rau lá cỏ tự nhiên và sức lao động phụ trong gia đình.

Thịt thỏ được chế biến thành nhiều món ăn khác nhau, hàm lượng đạm cao, mỡ thấp, đặc biệt là hàm lượng cholesteron rất thấp nên thịt thỏ là loại thực phẩm điều dưỡng bệnh tim mạch ... Thịt thỏ có thể chế biến thành món ăn như món rán, món hấp, món xào lăn.

Thỏ có giá trị cao nhưng muốn nuôi thỏ thành công người chăn nuôi cần phải nắm được một số đặc điểm sinh lý, tiêu hóa, hiện tượng bất thường, đặc điểm sinh sản, kỹ thuật chăm sóc thỏ theo lứa tuổi và cách phòng và trị bệnh cho thỏ.

2/ Đàn thỏ giống ở Việt Nam

Thỏ nhà được thuần hóa từ thỏ rừng sống hoang dã. Chúng còn giữ nhiều bản năng phản ứng với thiên nhiên và động vật khác. Trong quá trình thuần hóa, con người đã nhốt thỏ trong lồng, chuồng để bảo vệ cũng như để chăm sóc, nuôi dưỡng.

3/ Làm chuồng trại

Chuồng thỏ được làm từ những vật liệu dễ kiếm như tre, nứa, bương, gỗ nhưng cần đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật như thỏ hoạt động dễ dàng thoải mái, không ảnh hưởng đến sức khỏe; chuồng chắc chắn, bền vững, dễ dàng vệ sinh chuồng trại, ít tốn công khi cho ăn, chăm sóc, bắt; thỏ không chui lẫn đàn ra ngoài. Chẳng hạn ở Thu Cúc, bương nhiều, nên chọn cây bương càng già cang tốt, vót nan, ngâm 15 – 20 ngày, chiều cao từ 45- 50 cm, rộng 70 – 75 cm, dài bằng rộng, chiều cao của chân 40 – 50cm. Chuồng nên làm bằng nan vót nhẵn nhụi, làm hai hoặc 4 ngăn.

Đáy chuồng là bộ phận rất quan trọng cần làm bằng nan thẳng, đóng nan nọ cách nan kia từ 1.25 – 1.5 cm chỉ đủ vừa ngón tay lọt vào để phân thỏ rơi xuống đất. Khoảng cách giữa các nan cần làm đều nhau không quá rộng, quá hẹp tránh thỏ cho thỏ không bị kẹt chân. Làm chuồng như vậy cũng tránh chuột chui vào cắn thỏ, nhất là thỏ con mới sinh.

Những dụng cụ nuôi thỏ là máng thức ăn thô, máng ăn tinh, chậu nước uống phải được thiết kế đúng kỹ thuật. Làm sao để thỏ dễ ăn uống, không thải phân và nước tiểu hoặc nằm được vào máng ăn, không cào bới được thức ăn ra đáy. Máng ăn, máng uống nên làm bằng nguyên liệu sẵn có và được thiết kế chắc chắn, thỏ không làm đổ được.

Máng ăn có thể làm bằng ống cocacola, hay ống nhựa 110, cắt khúc 8-9 phân, dùng làm khuôn đổ xi măng. Với máng xi măng như vậy, thỏ sẽ không lật đổ máng. Máng hình tròn và cao như vậy thì thỏ không đi ỉa vào máng và không làm bẩn máng.

Ổ đẻ là một hộp gỗ có thể cho vào, bỏ ra chuồng dễ dàng. Kích thước phù hợp là: chiều dài 45 cm, rộng 30 cm, cao 25 cm, có ngưỡng cửa cao 12 cm để thỏ mẹ ra vào dễ dàng mà thỏ con không bò ra ngoài được. Để tránh sự ô nhiễm môi trường và lây lan mầm bệnh, cần sử lý chất thải bằng cách đào hố ủ phân cạnh chuồng thỏ.

4/Cách bắt thỏ

Phải bắt thỏ thật cẩn thận để khỏi gây chấn thương cho thỏ. Khi nhấc thỏ lên phải nắm thật chắc chắn nhưng rất nhẹ nhàng.

Khi bắt thỏ, chú ý đừng để thỏ chạy hỗn loạn, làm chúng sợ và phản ứng lại, cào cắn mình. Không bao giờ được nắm chân, nắm tai thỏ để nhấc lên. Vì tai thỏ có nhiều mạch máu, nếu bắt vào tai thỏ dễ bị đứt mạch máu, gây tử vong

Khi bắt thỏ trưởng thành, một tay vuốt dọc tai và nắm chắc da vùng trên lưng sát gáy thỏ, tay khác đỡ dưới mông thỏ nhấc lên. Khi bắt thỏ con, cần nắm chắc vùng giữa xương chậu và mông nhấc thỏ lên để đầu thỏ cúi xuống.

5/Vệ sinh chuồng trại

Các trại chăn nuôi lớn hàng tháng phun thuốc khử trùng một lần. Ngoài ra, nên rắc vôi khử trùng tiêu độc. Cần tránh không cho người lạ ra vào tự nhiên khu chăn nuôi đề phòng lây bệnh từ người sang thỏ.

Trong chăn nuôi thỏ gia đình, nên vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, tháng phun thuốc khử trùng (iodine) một lọ. Hàng ngày phải quét dọn phân, rác đọng lại ở đáy, góc chuồng thỏ.

6/ Chọn thỏ giống

Nên mua thỏ giống từ những gia đình quen biết, tin tưởng họ là những người nuôi thỏ có nhiều kinh nghiệm, quản lý đàn giống tốt, chăm sóc thỏ cẩn thận.

Với đa số các giống thỏ, con cái có thể bắt đầu phối giống được lúc 5 tháng tuổi trở lên, con đực thì muộn hơn khoảng một tháng, vào lúc 6 tháng tuổi trở lên. Cho nên khi gia đình mới nuôi thỏ, nên mua thỏ giống ở lứa tuổi hậu bị, khi chúng biểu hiện rõ đặc điểm ngoại hình, có thể chọn giống được và phối giống được ngay để chóng có thỏ con. Để tránh cận huyết, khi mua thỏ giống phải chọn thỏ cái và thỏ đực giống có nguồn gốc khác bố khác mẹ.

Thỏ chọn làm giống phải khoẻ mạnh, lưng phẳng, cơ thăn, bắp đùi, mông phải đầy đặn và chắc chắn. Chỉ chọn mua những con thỏ có thể lực tốt, linh hoạt, nhạy cảm, mắt sáng sủa, mũi khô, tai và chân sạch sẽ không có vẩy; lông bóng mượt, răng cửa mọc bình thường.

Nên chọn những con thỏ làm giống từ đàn đẻ 5 - 6 con/lứa trở lên. Cần phải cân để chọn những con thỏ có khả năng sinh trưởng tốt, đạt 1,4 - 1,8 kg lúc 3 tháng tuổi làm giống. Để chọn con cái giống, cần theo dõi thỏ mẹ qua ba lứa đẻ, nếu không đạt (ví dụ số con ít hơn 5 con/lứa, hoặc hay cắn con) thì sẽ loại bỏ. Con cái phải có 8 vú xếp thẳng đều ở hai hàng để có thể nuôi được 8 con thỏ con. Thỏ giống nên chọn từ đàn đẻ 6-7 con, đầu nhỏ, chân tay to, nở, mình thon, phần hông nở nang.

Chọn giống thỏ đực thì tìm con đầu to, chân tay to, mập mạp, ngực nở, đặc biệt có dương vật thẳng và hai quả cà (tinh hoàn) đều nhau, nở nang (không bị lép).

Hãy lưu ý những vấn đề dưới đây khi bạn muốn làm giàu từ chăn nuôi thỏ nhé!

Một số điểm cần lưu ý trong chăn nuôi thỏ

Chăn nuôi thỏ có nhiều lợi thế do chi phí đầu tư thấp, tận dụng được các phế phụ phẩm nông nghiệp, lao động nhàn rỗi, lao động phụ. Thỏ thuộc loại đẻ khỏe, phát triển nhanh. Một thỏ mẹ nặng 4 - 5kg trong một năm có thể sản xuất ra 90 - 140 kg thịt, hiệu suất cao hơn nhiều so với các loài gia súc khác.

Về cơ bản, thỏ thuộc loại dễ nuôi, tuy nhiên để nuôi thỏ đạt hiệu quả cao cần chú ý các vấn đề sau đây:

1/Vấn đề thức ăn và nước uống cho thỏ

Do đặc điểm của dạ dày thỏ là co giãn tốt nhưng co bóp yếu. Manh tràng có dung tích lớn và có khả năng tiêu hóa chất xơ nhờ hệ vi sinh vật. Vì vậy, cần cho thỏ ăn nhiều thức ăn thô xanh chất lượng tốt, để vừa đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của thỏ, vừa có tác dụng chống đói và đảm bảo sinh lý tiêu hóa bình thường. Thức ăn thô xanh cho thỏ phải được rửa sạch bằng nước máy hoặc nước giếng. Những loại rau lá có hàm lượng nước lớn như bắp cải, khoai lang…, sau khi rửa cần phơi tái cho bớt nước trước khi cho thỏ ăn.

Cho thỏ ăn thức ăn nghèo chất xơ hoặc thức ăn chứa nhiều nước, thức ăn không tươi, bị dập nát dễ dẫn đến tình trạng rối loạn tiêu hóa như chướng bụng đầy hơi hoặc ỉa chảy và thỏ có thể bị chết.

Cũng cần lưu ý là thỏ thiếu nước còn nguy hiểm hơn thiếu thức ăn, đặc biệt là đối với thỏ đẻ và tiết sữa. Không cung cấp đầy đủ nước uống cho thỏ dẫn đến tình trạng thiếu sữa hoặc thậm chí thỏ mẹ ăn thịt thỏ con. Trong thời gian nuôi con nên cho thỏ mẹ uống thêm nước đường hoặc ăn mía để nhanh phục hồi cơ thể, tiết nhiều sữa và đàn con phát triển tốt.

2/Vấn đề sinh sản của thỏ

Tùy theo giống, thỏ có thể thành thục tính dục lúc 3 - 4 tháng tuổi. Để đề phòng hiện tượng cắn xé nhau và giao phối tự do, dẫn đến tình trạng giảm trọng hoặc rối loạn sinh sản, khi thỏ được 3 tháng tuổi nên nhốt riêng thỏ đực với thỏ cái.

Không nên cho thỏ phối giống ngay khi thỏ động dục lần đầu mà nên chờ đến 5 - 6 tháng tuổi, lúc thỏ đạt 75 - 80% khối lượng của thỏ trưởng thành. Cho phối giống trước 5 tháng tuổi thì đàn con đẻ ra sẽ yếu ớt, đồng thời ảnh hưởng xấu đến sinh trưởng và phát triển của thỏ bố mẹ.

Do đặc điểm của thỏ là trứng chỉ rụng sau khi giao phối 9 - 10 giờ nên trong thực tế, để tăng số trứng được thụ tinh và tăng số con đẻ ra, nên áp dụng phương pháp phối giống bổ sung, tức là phối lại lần thứ hai sau lần thứ nhất từ 6 đến 9 giờ.

Khi cho thỏ phối giống cũng cần chú ý là bắt thỏ cái đến lồng thỏ đực mà không nên làm ngược lại, vì khi lạ chỗ thỏ đực khó làm quen với thỏ cái và thỏ cái thường kháng lại thỏ đực.

Để tránh đồng huyết, không để thỏ đực phối với thỏ cái cùng gia đình.

3/Vấn đề làm lồng và chuồng nuôi thỏ

Cần phải làm lồng nuôi thỏ. Lồng thỏ bảo đảm phải chắc chắn, thỏ không chui lẫn đàn, tránh được chuột tấn công và chăm sóc thuận tiện.

Phải làm ổ đẻ có nắp đậy cho thỏ. Sau khi thỏ đẻ, mỗi ngày chỉ nên đưa ổ đẻ vào lồng thỏ mẹ một lần để cho con bú, tránh hiện tượng thỏ mẹ chui vào ổ ỉa đái, bới ổ và dẫm đạp lên đàn con.

Thỏ là loài gia súc nhạy cảm với các tác nhân ngoại cảnh. Thỏ có ít tuyến mồ hôi dưới da, cơ thể thải nhiệt chủ yếu qua đường hô hấp. Khi nhiệt độ không khí tăng trên 35 độ C và kéo dài, thỏ rất dễ bị cảm nóng. Do các đặc điểm này lồng nuôi thỏ cần đặt tại những vị trí thoáng, mát về mùa hè và ấm áp về mùa đông.

Trong trường hợp chăn nuôi thỏ quy mô lớn cần xây dựng chuồng trại cẩn thận. Chuồng trại phải đảm bảo thông thoáng và dễ làm vệ sinh. Trong trường hợp nuôi thỏ quy mô gia đình, có thể đặt lồng dưới gốc cây có bóng mát ngoài vườn, đầu nhà, có mái che chống được mưa, nắng, gió lùa. Không nên đặt lồng thỏ trong chuồng lợn hoặc chuồng gà, vừa ngột ngạt, hôi thối, vừa dễ lây lan dịch bệnh

4/Vấn đề vệ sinh phòng trị bệnh

Thỏ là loài gia súc yếu, sức đề kháng cơ thể kém, dễ cảm nhiễm các mầm bệnh và phát triển thành dịch. Để hạn chế tối đa tổn thất kinh tế do dịch bệnh, điều rất quan trọng trong chăn nuôi thỏ là tạo ra môi trường tiểu khí hậu chuồng nuôi hợp vệ sinh và tuân thủ nghiêm ngặt các biện pháp vệ sinh phòng bệnh. Cụ thể, hàng ngày cần làm vệ sinh lồng nuôi, chuồng nuôi; định kỳ sát trùng lồng, chuồng, máng ăn, máng uống, ổ đẻ; cần cung cấp cho thỏ đầy đủ thức ăn và nuớc uống sạch sẽ, chất lượng tốt.

Các bệnh thỏ thường mắc là bệnh bại huyết, bệnh ghẻ, bệnh cầu trùng ..v..v. Cách sử dụng các loại thuốc để phòng trị các bệnh này như sau:

Tiêm vắc xin để phòng bệnh bại huyết cho thỏ con lúc 2 tháng tuổi. Đối với thỏ sinh sản, tiêm định kỳ 6 tháng 1 lần.

Điều trị: dùng Ivermectin 0,7 ml/3kg thể trọng hoặc dùng Dextomax 0,1 ml/3kg thể trọng.

Phòng bệnh: vệ sinh, sát trùng chuồng trại. Sử dụng thuốc Anticoc, HanE3 bằng 1/2liều điều trị.

Điều trị bệnh: thuốc Anticoc, HanE3: 0,1-0,2g/kg thể trọng.

Chăn nuôi thỏ trong những năm gần đây đang rất phát triển, và mang lại hiệu quả kinh tế tương đối cao. Tuy vậy, với điều kiện môi trường nóng ẩm, nuôi thỏ quy mô lớn ở Việt Nam, hiện còn gặp nhiều khó khăn, do một số bệnh liên quan đến môi trường nóng ẩm gây nên. Đây cũng là nguyên nhân gây thất thoát lớn. Do đó, tìm hiểu và áp dụng các biện pháp phòng trị bệnh sớm là rất cần thiết.

>> Làm giàu từ chăn nuôi

Cách phòng trị các bệnh thường gặp ở thỏ

1/Phòng trị bệnh viêm mắt ở thỏ

Viêm mắt là một loại bệnh thường gặp ở thỏ. Bệnh thường phát sinh do khâu vệ sinh chuồng trại không tốt, khiến các khí độc thoát ra từ rác thải bay vào mắt thỏ, gây viêm nhiễm giác mạc. Bệnh cũng có thể xảy ra do thời tiết thay đổi khí hậu, nhất là trong thời điểm mưa bão và áp thấp như hiện nay.

Triệu chứng Thỏ có biểu hiện nước mắt chảy ở khóe mắt hai bên, trong trường hợp nặng, mắt thỏ sẽ đỏ lên. Nếu phát hiện muộn sẽ dẫn tới mắt thỏ bị cùi nhãn, tức là con ngươi sẽ bị bao bọc bởi lớp màng đục trắng, và thỏ sẽ không nhìn thấy thức ăn.

Bệnh đau mắt sẽ không làm thỏ chết, nhưng sẽ khiến thỏ mất đi cơ quan thị giác, không nhìn thấy thức ăn và trọng lượng nhanh chóng bị giảm sút. Bệnh có khả năng lây lan nhanh.  Vì vậy, hàng ngày, bên cạnh việc cho thỏ ăn, bà con cũng cần quan sát đàn thỏ để sớm phát hiện những con bị bệnh và kịp thời có phương pháp điều trị.

Cách phòng bệnh

Thông thường một căn bệnh sẽ xảy ra khi hội đủ 3 yếu tố:

Do đó để phòng bệnh, bà con cần thực hiện tốt nguyên tắc “3 sạch” là ăn sạch, ở sạch, uống sạch đảm bảo môi trường chăn nuôi sạch sẽ. Thường xuyên bổ xung vitamin cho thỏ từ 3-5 ngày để tăng sức đề kháng và chống xì tress.

Thường xuyên bổ xung vitamin cho thỏ từ 3-5 ngày để tăng sức đề kháng và chống xì tress.

Điều trị

Tùy vào mức độ của bệnh nặng hay nhẹ mà ta sẽ có liệu pháp trị bệnh hợp lý. Bệnh nhẹ có thể nhỏ thuốc mắt, khi bệnh nặng, ta nên dùng kết hợp cả nhỏ và tiêm.

Cách tiến hành: Sử dụng kháng sinh Kanamycin loại 20% (dung dịch) và sử dụng chủ yếu để nhỏ vào mắt cho thỏ. Dùng xi-lanh có gắn kim vào, hút dung dịch ra với lượng vừa đủ, khoảng 1- 2 cc. 

Sau đó, dùng tay vuốt 2 tai thỏ xuống, vật ngửa thỏ lên để mắt thỏ hướng lên trên theo hướng nằm ngang và nhỏ trực tiếp vào mắt thỏ, nếu thỏ ko mở mắt ra, ta tiến hành vành mắt để thuốc chảy vào trong mắt, rồi tiến hành nhỏ mắt tiếp theo. 

Bà con tiến hành nhỏ thuốc 2 lần vào sáng và chiều. Trong trường hợp xung quanh mắt thỏ có màng trắng bao phủ, bà con cần kết hợp cả nhỏ mắt và tiêm. Dùng xi-lanh, hút thuốc theo liều lượng, cứ 1kg thỏ sẽ dùng 10ml thuốc. Giữ thỏ và nhẹ nhàng tiêm thuốc vào phần da ở gáy. Thời gian điều trị kéo dài từ 3-5 ngày cho tới khi mắt thỏ hết các biểu hiện về bệnh.

2/Bệnh nấm da ở thỏ

Nấm da thỏ hay nấm tai thỏ là một bệnh tương đối khó trị, và lây lan rất nhanh. Nguyên nhân gây bệnh là do đàn thỏ được nuôi nhốt ở nơi ẩm thấp, thiếu ánh sáng và thức ăn hoặc vật lót ổ bị mốc. Bào tử nấm tai lây lan rất nhanh, có thể trong một ngày là lây lan toàn chuồng đến toàn lồng. Nếu bệnh kéo dài, thỏ gầy yếu có thể dẫn đến chết.

Bệnh nấm da thỏ thường phát triển và lây lan mạnh vào mùa mưa, khi nhiệt độ và độ ẩm môi trường cao ở nơi thiếu ánh sáng. Bệnh xuất hiện trên tất cả các loại thỏ nhưng mẫn cảm và lây lan mạnh hơn ở thỏ con theo mẹ và thỏ sau cai sữa. 

Triệu chứng

Biểu hiện của bệnh nấm da ở thỏ thường là những chấm nhỏ tròn màu trắng ở các vị trí mí mắt, tai, sau đó các vết bệnh lan rộng ra thành các vùng màu trắng tròn như cúc áo, đồng xu rồi lan ra các vùng da khác như đầu, 4 chân, đùi, bụng và hai bên sườn.

Cách phòng trị

Để điều trị bệnh nấm da thỏ, bà con cần cách ly toàn bộ thỏ bệnh ra một khu chuồng riêng biệt. Sau đó, bà con sử dụng các thuốc có chứa hoạt chất Ivermectin để tiêm trị bệnh cho thỏ. Liều lượng là 1cc thuốc cho khoảng 0,7kg thỏ. 

Bên cạnh đó, bà con cũng có thể dùng thuốc nấm bôi ướt hết vào vùng da bệnh liên tục 4-5 ngày (1lần/ngày) hiệu quả phòng trị bệnh cũng rất tốt.

Chuồng nuôi thỏ cần được tăng cường ánh sáng và hạn chế độ ẩm. Ngoài ra, bà con cần tiến hành vệ sinh tẩy uế chuồng nuôi thỏ, bằng cách phun foormon, hay rắc vôi bột để hạn chế bệnh lây lan.

3/Bệnh ghẻ ở thỏ

Bệnh ghẻ là một bệnh kí sinh trùng ngoài da rất phổ biến gây tác hại lớn trong chăn nuôi thỏ. Trong môi trường ô nhiễm, mất vệ sinh, các loài ghẻ có thể truyền nhiễm và kí sinh trên da thỏ qua các đồ vật, lồng chuồng tiếp xúc với thỏ, kể cả người chăn nuôi...Bệnh ghẻ ở thỏ lây lan rất nhanh.

 Bệnh ghẻ ít biểu hiện ở đàn thỏ con theo mẹ và thỏ từ 1 -2 tháng tuổi. Nhưng với thỏ từ hai tháng tuổi trở đi, bệnh ghẻ phát triển rất nhanh. Đặc biệt, tỷ lệ thỏ mắc bệnh này vào mùa mưa thường nhiều hơn là vào mùa khô.

Khi bị ghẻ, cơ thể thỏ bị nhiễm độc do ghẻ tiết ra, mất máu, thỏ không yên tĩnh, mất ngủ, kém ăn, gầy dần và chết. Do vậy, bà con cần chú ý phát hiện và chữa trị sớm.

Triệu chứng

Bệnh ghẻ ở thỏ biểu hiện dưới hai dạng: ghẻ đầu và ghẻ tai. Ghẻ đầu do loài ghẻ Notoedres kí sinh gây bệnh ở mí mắt, mũi, mép, có khi lan sang cả cổ, gáy, vai. Bệnh này cũng thường lây sang móng chân, gót chân, da vùng hậu môn và cơ quan sinh dục. Còn dạng ghẻ tai do loài ghẻ Psoroptes ký sinh gây bệnh ở trong lỗ tai, vành tai.

Với những con thỏ bị ghẻ, khi kiểm tra thấy bờ tai thỏ dầy cộp, lông thỏ rụng nhiều, lông thỏ xồm lên và liên tục thấy ngứa

Cách phòng trị bệnh ghẻ ở thỏ 

Bà con có thể sử dụng thuốc nước dạng ống tiêm có chứa hoạt chất Ivermectin hoặc Biomectin để điều trị bệnh. Liều lượng sử dụng là 1cc thuốc/0,7kg thể trọng. Tiêm thuốc cho thỏ 1-2 lần, lần 2 cách lần 1 từ 3-5 ngày. Tùy vào sức đề kháng của mỗi con thỏ mà thời gian khỏi sẽ khác nhau, nhưng thông thường sau khoảng 1 tuần thỏ sẽ ổn định và hết ngứa.

Ngoài ra, có thể dùng thuốc ghẻ nước bôi lên viền tai và những chỗ da mỏng.

Với những cơ sở nuôi thỏ đã có ghẻ, cứ 2 tuần cần phải kiểm tra từng con một ở các điểm hay mắc ghẻ. Nếu thấy con nào bị ghẻ phải cách ly để điều trị kịp thời. Sau đó, dùng lửa hoặc nước sôi sát trùng toàn bộ lồng, chuồng cùng các dụng cụ chăn nuôi khác.

 Khi thỏ bị ghẻ, cần tăng hàm lượng dinh dưỡng cho thỏ, như cung cấp thêm cây chè colombia, lá sắn dây, hay thân cây ngô chặt nhỏ… cho thỏ.

Khi được cho ăn thêm những loại thức ăn thô xanh này, thỏ sẽ được củng cố thêm lượng đường trong cơ thể, nhờ đó chúng trở nên khỏe mạnh, sức chống đỡ với bệnh cao hơn.

Tham khảo những cách chăn nuôi hiệu quả ở đâu?


Tham khảo những cách chăn nuôi hiệu quả tại MuaBanNhanh.com. Hãy xem ngay: Thức ăn chăn nuôi

Nguồn: http://giaunhanh.com/lam-giau-tu-chan-nuoi-tho-4149.html