Cúng Đầy Tháng

Kinh nghiệm vàng khi mua Ford Ranger cũ giá rẻ

Bảo dưỡng Ford Ranger là cách giúp chúng ta có thể giữ gìn cho nội thất, ngoại thất và cả động cơ xe được bền bỉ, nhất, đẹp nhất và vận hành ổn định nhất.

 

Kinh nghiệm vàng khi mua Ford Ranger cũ giá rẻ

Tìm hiểu về Ford Ranger trước khi mua xe cũ giá rẻ

Tên gọi chính của các phiên bản Ford Ranger bao gồm XL, XLS, XLT, và Wildtrak. Trong đó chỉ có Wildtrak là có động cơ 3.2 còn tất cả các phiên bản còn lại đều sử dụng động cơ 2.2 nhưng mức công suất cực đại cho từng bản lại khác nhau.

Phân khúc xe bán tải tại Việt Nam đang có rất nhiều lựa chọn đa dạng cả về thương hiệu, mẫu mã và kiểu dáng. Chọn lựa giữa các hãng đã khó, khi chọn được hãng rồi thì lại lạc vào mê cung giữa các phiên bản. Đặc biệt là dòng xe Ford Ranger với doanh số chiếm tới hơn 50% trong phân khúc bán tải cỡ trung có những thời điểm ra mắt tới hơn 10 phiên bản làm cho người dùng rất khó phân biệt.

Đầu tiên về tên gọi, tại thị trường Thái Lan thì phải có đến hơn 15 phiên bản nhưng khi nhập về Việt Nam Ford Việt Nam đã rút gọn lại chỉ có 7 phiên bản chính và thêm 2 bản có bán kèm theo lót thùng kéo chính hãng. Tên gọi chính của các phiên bản Ford Ranger bao gồm XL, XLS, XLT, và Wildtrak. Trong đó chỉ có Wildtrak là có động cơ 3.2 còn tất cả các phiên bản còn lại đều sử dụng động cơ 2.2 nhưng mức công suất cực đại cho từng bản lại khác nhau.

Các bạn chỉ cần nhớ đơn giản là XL là bản thấp nhất với số sàn, 2 cầu. XLS là bản thường một cầu. XLT là bản số sàn 2 cầu cao cấp. Còn Wildtrak là bản cao cấp Full Option.

>> Xem thêm: Ford Ranger cũ

  1. Bản Ford Ranger XL 4x4 MT - Tập trung tối đa cho công việc chuyên chở

Vẫn mang trong mình khối động cơ Turbo Diesel 2.2L i4 TDCi cánh đơn cho công suất 125HP, điểm mạnh của bản Ford Ranger XL đó là hộp số sàn 6 cấp cùng hệ thống hai cầu chủ động, do được tinh giảm một số chức năng nên với trọng lượng bản thân nhẹ, chiếc xe có khả năng chuyên chở khối lượng hàng hóa rất lớn cùng khả năng vượt địa hình ấn tượng. Ranger XL được trang bị trợ lực lái thủy lực cho cảm giác rất chắc chắn trên đường. Những trang bị trên bản Ranger XL này đó là vành thép 16 inch, hệ thống an toàn vẫn có 2 túi khí phía lái và phía hành khách, hệ thống chống bó cứng phanh ABS và phân phối lực phanh điện tử EBD, cụm đèn pha phía trước halogen, gương chiếu hậu có điều chỉnh điện, điều hòa chỉnh tay, hệ thống âm thanh AM/FM 4 loa và đi kèm đó là mức giá niêm yết tốt nhất trong các phiên bản.

  1. Bản Ford Ranger XLS 4x2 MT - Phù hợp với những khách hàng yêu thích số sàn, không phải đi đồi núi và chỉ phục vụ công việc chở hàng hóa nhẹ nhàng.

Được trang bị đầy đủ những chức năng trên của bản Ranger XL ngoài ra còn được bổ sung thêm những chức năng cao cấp hơn khi được trang bị vành đúc 16 inch, bệ bước lên xuống. Đặc biệt phiên bản XLS MT còn được trang bị hệ thống kiểm soát hành trình một trang bị rất tốt giúp lái xe thoải mái hơn trên những hành trình dài. Cụm đèn sương mù được trang bị giúp an toàn hơn. Ghể lái trước chỉnh tay 6 hướng so với 4 hướng trên Ranger XL.

  1. Bản Ford Ranger XLS 4x2 AT - Phù hợp với các gia đình yêu thích xe bán tải số tự động, kết hợp cả công việc lẫn đi lại gia đình.

Trang bị tương tự bản Ranger XLS MT nhưng quan trọng nhất đó là hộp số tự động 6 cấp được trang bị giúp xe đi lại dễ dàng hơn trên phố, và đi kèm đó là sự thay đổi một chút trong khối động cơ Turbo Diesel 2.2L i4 TDCi khi nâng lên turbin cánh kép nâng công suất lên 150HP, việc trang bị số tự động với mức giá khá tốt so với tất cả các xe trong cùng phân khúc khiến cho bản Ranger XLS AT luôn trong tình trạng cháy hàng khi xe nhập về cung không đủ cầu.

  1. Bản Ford Ranger XLT 4x4 MT - Phù hợp cho khách hàng yêu thích và thường xuyên đi Offroad

Bản Ford Ranger XLT 4x4 MT

Đây là bản số sàn cao cấp nhất của dòng xe Ford Ranger tại Việt Nam, với những nâng cấp kỹ thuật trên động cơ khiến cho động cơ vẫn giữ nguyên dung tích nhưng công suất nâng lên mức 160HP và momen xoắn lên 385Nm, động cơ Turbo Diesel 2.2L i4 TDCi giờ đây mạnh hơn bao giờ hết nhưng vẫn tiết kiệm nhiên liệu. Những trang bị cao cấp trên bản Ranger XLT đó là khóa vi sai cầu sau giúp khách hàng đi Offroad tốt hơn. Hệ thống trợ lực lái EPAS trứ danh của Ford rất nhẹ khi đi trong phố nhưng lại cực đầm chắc khi đi đường trường. Cảm biến hỗ trợ đỗ xe phía sau. Cụm đèn pha Projector với chức năng tự động bật tắt bằng cảm biến ánh sáng, đèn chạy Daytime, gạt mưa tự động, tay nắm cửa, gương chiếu hậu, mặt ca lăng mạ crom, gương chiếu hậu gập chỉnh điện, gập điện, sấy điện, hệ thống SYNC thay bằng màn hình TFT 4 inch.

  1. Bản Ford Ranger Widltrak 2.2L AT - Công việc hay đi lại không quá quan trọng nữa mà đó là sự khác biệt mang lại cho chủ nhân của dòng Wildtrak.

Wildtrak có lẽ là dòng xe nổi bật nhất trong dòng xe Ford Ranger và luôn là niềm háo hức của những dân chơi xe bán tải nói chung. Với những trang bị cao cấp cả về nội và ngoại thất có lẽ dù mang trong mình dòng máu Pickup nhưng có lẽ trang bị trên Wildtrak còn hơn khá nhiều những dòng xe du lịch bình dân đang bán trên thị trường. Những trang bị tương tự như trên Ranger XLT được nâng cấp thêm vành đúc 18 inch, an toàn với 6 túi khí, hệ thống cân bằng điện tử ESP, hệ thống chống lật xe, hệ thống kiểm soát theo tải trọng, hệ thống khởi hành ngang dốc, hệ thống cảnh báo áp suất lốp, hệ thống báo động chống trộm bằng cảm biến chuyển động, điều hòa tự động 2 vùng khí hậu, ghế da pha nỉ cao cấp Wildtrak, vô lăng bọc da, gương chiếu hậu trong tự động điều chỉnh 2 chế độ ngày đêm, hệ thống SYN2 kết hợp màn hình TFT 8 inch, bộ phát wifi tiện dụng, 2 màn hình hiển thị thông tin 4.2".

Ngoại thất giới hạn 4 màu cam, đen, bạc, xám kết hợp các chi tiết cản trước, giá nóc, thanh thể thao Wildtrak trên thùng xe và đi kèm lót thùng Ford chính hãng. Nội thất với taplo bọc da hiện đại và quá tinh tế.

  1. Ford Ranger Wildtrak 3.2L AT - Chiếc xe dành cho những cá tính thực sự để tạo sự khác biệt và để dành cho Offroad.

Có quá nhiều từ mỹ miều dành cho dòng xe đầu bảng trong dòng xe Ford Ranger tại thị trường Việt Nam. Nhưng Wildtrak 3.2L AT vẫn luôn là chiếc xe được săn đón nhất tại Việt Nam và luôn trong tình trạng ký chờ tới 2 tháng mới nhận xe. Đủ để thấy mức độ quan tâm của khách hàng tới chiếc bán tải cao cấp nhất này. Trang bị tương tự như bản Wildtrak 2.2L AT nhưng nâng cấp hơn đáng kể về động cơ đó là động cơ Turbo Diesel 3.2L I5 TDCi công suất tới 200HP, mô men xoắn 470Nm.

"Lưng dính ghế" là những từ được mô tả khi khách hàng đạp ga lút cán trên bản Wildtrak 3.2 này. Đi kèm với đó là hệ thống hai cầu chủ động, cài cầu điện tử kết hợp khóa vi sai cầu sau làm cho Ranger Wildtrak 3.2 là chiếc xe Offroad thực sự. Ngoài những trang thiết bị an toàn trên bản Wildtrak 2.2 ở bản này còn có thêm hệ thống hỗ trợ đổ đèo giúp thoải mái hơn khi không cần đạp chân phanh.

>> Xem thêm: Xe ôtô cũ giá rẻ

Kinh nghiệm và bí quyết mua xe Ford Ranger cũ giá rẻ

Mua xe cũ giống như chơi trò cá độ. Nếu may mắn¸ khách hàng sẽ có được chiếc xe ưng ý nhưng nếu không, họ sẽ gặp phải vô số những phiền toái kiểu “tiền mất tật mang”.

Kinh nghiệm và bí quyết mua xe Ford Ranger cũ giá rẻ

  1. Cân nhắc chi phí trước khi mua xe

Đây là bước gây nhiều sai lầm nhất cho khách hàng. Đa số người tiêu dùng nghĩ rằng mua xe cũ nghĩa là họ có thể chọn những mác xe yêu thích nên cố gắng đi tìm. Trên thực tế, khi đã mua xe cũ, trước tiên, bạn phải đảm bảo về tài chính. Cần cân nhắc số tiền bỏ ra là bao nhiêu và từ đó mới có thể tìm chính xác chiếc xe theo yêu cầu. Nói chung, xe đã qua sử dụng có mức giá đa dạng, tùy thuộc vào chất lượng và mức độ “cũ” của nó. Vì vậy, hãy nghĩ đến túi tiền trước khi nghĩ đến mẫu xe định mua.

  1. Chuẩn bị mọi thông tin để “mặc cả”

Khi khoanh vùng xong các mẫu xe có giá mà bạn đáp ứng được, hãy tìm kiếm xem giá của chúng khi mới là bao nhiêu.

Nếu may mắn, bạn có thể mua được những chiếc xe rẻ hơn 15.000 USD rất nhiều nhưng đừng vội mừng. Giá xe cũ được tính trên cơ sở khấu hao nên giá trị thấp hơn xe mới 20-30% sau khoảng 5 năm, nếu nó quá rẻ nghĩa là người chủ đang muốn “bán tống bán tháo” bởi những lý do như sau tai nạn, đại tu hay tần số sử dụng lớn.

Nếu mua xe mới, bạn được nhà sản xuất bảo hành nhưng khi mua xe cũ, tất cả tùy thuộc vào sự cẩn trọng của bạn. Số VIN là một trong những “bảo bối” để bạn nắm tiểu sử của chiếc xe. Tại Mỹ, tất cả các xe đã qua sử dụng phải có bản ghi tiểu sử đi cùng với các thông số như chủ sở hữu, số lần tai nạn, nhãn hiệu, đời xe, đăng kiểm về khí thải, thiết bị an toàn. Để tránh việc “cà” lại số VIN, nhà sản xuất ghi chúng ở nhiều nơi như máy, thân xe, cửa trước, cửa sau, hệ truyền động và social media marketing Philadelphia trục bánh. Hãy kiểm tra thật kỹ hình dạng của các số VIN này.

  1. Trở thành tay lái thử

Sau khi qua các bước trên, bạn nên yêu cầu người bán cho chạy thử. Nên nhớ tự mình làm việc đó bởi những người khác (thậm chí cả bạn thân, đồng nghiệp) đôi khi không đưa ra nhận xét chính xác về tình trạng của chiếc xe.

Ngồi vào xe, hãy xem ghế lái có đủ không gian cho bạn như đầu, chân có dễ chịu hay không. Các thiết bị điều khiển như vô-lăng, chân phanh, chân ga phải đảm bảo hoạt động tốt và dễ sử dụng. Bạn nên nhớ khởi động lúc động cơ hoàn toàn nguội. Nếu động cơ không làm việc nghĩa là nó có những hỏng hóc nặng. Hãy tắt loa để nghe tiếng động cơ một cách chính xác hơn. Khi điều khiển, bạn thoải mái tăng tốc từ 0 km/h, phanh, vào cua, đi qua chỗ xóc, tăng tốc đột ngột…

Khói trắng ở ống pô có thể là dấu hiệu cho thấy dầu xuống buồng đốt. (Samarins) Bên cạnh đó, bạn cũng nên xem xét động cơ. Đầu tiên là kiểm tra dầu máy. Nếu dầu có nhiều cặn tức chủ nhân của nó không thường xuyên thay dầu hoặc động cơ hoạt động không tốt. Lốc máy hoạt động tốt thường có màu vàng còn nếu bị hỏng sẽ có màu đen. Bình nước đóng cặn hay chứa dầu cũng thể hiện chủ nhân của nó không bảo dưỡng một cách kỹ càng. Có khói khi động cơ hoạt động cũng là dấu hiệu không tốt bởi trong trường hợp đó, dầu đã lọt xuống buồng đốt theo xu-páp hoặc do hở piston.

  1. Quan sát nội ngoại thất thật kỹ

Đừng ngại bị chê là “khó tính” trong trường hợp này. Trước tiên, bạn hãy quan sát chiều dài chiếc xe và nhớ yêu cầu người bán rửa xe thật sạch. Nếu nhìn dọc thân xe mà không có đường gấp khúc nào thì chiếc xe không bị tai nạn, nếu có thì nó có thể đã bị đâm. Sau đó hãy kiểm tra khoảng cách giữa cánh cửa và thân xe, nếu khoảng cách đồng đều thì xe ở tình trạng tốt. Tiếp theo là màu sơn xe, nếu có hai vùng sơn có độ sáng khác nhau tức là chiếc xe đã bị sơn lại.

Nội thất thường được hóa trang tốt và khó có thể nhận ra hư hỏng từ đây. Cách duy nhất là vận hành thử chúng như loa, dàn CD, đèn ca-bin, đèn cửa, vị trí ghế…Nhưng đôi khi, một vết rách nhỏ ở ghế cũng cho ta biết chiếc xe đã gặp vấn đề bởi hiếm khi chúng bị như thế nếu không có tác động mạnh. Nhận ra xuất xứ chiếc xe một cách nhanh chóng, kiểm tra động cơ, hệ dẫn động, nội thất, ngoại thất một cách tỉ mỉ giúp khách hàng có nhiều cơ hội sở hữu một chiếc xe thực sự tốt. Nhưng quan trọng hơn hết là sự cầu thị và cẩn trọng của chính họ.

Với hàng nghìn chi tiết phức tạp trên một chiếc xe, cộng với tâm trạng hồi hộp khiến nhiều khách hàng đưa ra những quyết định vội vàng.

  1. Kiểm tra các thiết bị trên xe

Kiểm tra hoạt động hệ thống dẫn động là bước đầu tiên trong các khuyến cáo khi “tìm hiểu” xe cũ. Hệ thống dẫn động đóng vai trò quan trọng bởi nó ảnh hưởng trực tiếp tới tính mạng người lái do các hỏng hóc có thể khiến xe lật, đổ, mất lái ở tốc độ cao.

Đầu tiên, bạn hãy kiểm tra mức dầu hộp số, màu sắc (loại dầu này thường có màu đỏ và không khét). Sau đó tới các phần như khớp đồng tốc – phần này rất dễ bị oxi hóa khi gặp muối rắc trên đường vào những ngày trời lạnh ở châu Âu và Mỹ – cũng như hộp số hoạt động trơn tru hay không. Nếu cần, bạn có thể lái thử. Trong trường hợp xe không bị giật mạnh khi sang số nghĩa là hệ thống làm việc tốt, còn nếu ngược lại, bạn hãy từ chối khéo để nhắm sang một chiếc khác.

Tiếp đến là phần kiểm tra động cơ. Đây là trái tim của chiếc xe nên người bán không để bạn dễ dàng phát hiện ra lỗi của chúng. Dù sao, hãy thử từng bước từ mức dầu. Nếu phát hiện mức dầu thấp, dầu đóng cặn đen, độ nhớt cao (thử bằng cách nhỏ một giọt trên mặt kính nghiêng) bạn nên yêu cầu người bán cho biết số lần và ngày thay dầu trước đó để có cách ứng phó phù hợp.

Ngoài hai yếu tố trên, ngoại thất và nội thất cũng cho bạn biết nhiều thông tin mà người bán thường không ngờ tới. Nếu chiếc xe bị nghiêng trên bề mặt phẳng, chứng tỏ hệ thống treo đã hỏng do bị đâm vào bên cạnh hoặc lật. Bạn có thể xác định chất lượng bằng cách ấn tay lên thân xe. Hệ thống treo hoạt động tốt chỉ nhún 1 đến 2 lần, nếu nhiều hơn nó bị yếu còn nếu không ấn xuống được, nó quá cứng và cần phải sửa hoặc thay mới.

Theo kinh nghiệm mua xe Ford Ranger cũ, đĩa phanh phải phẳng, ít đường gợn và không bị mài mòn quá nhiều. Thông thường các xe trang bị phanh đĩa phía trước và tang trống phía sau. Khoảng cách giữa các phần trên vỏ xe tốt thường đồng đều, nếu chúng bị lệch thì chiếc xe có thể gặp tai nạn hoặc vỏ xe đã được thay mới.

Trong nội thất, mùi xe là dấu hiệu quan trọng để bạn đánh giá tình trạng chiếc xe trước đó. Thông thường, trên một quãng đường nhập khẩu dài, ca-bin xe thường có mùi đặc trưng. Nếu có mùi mặn, tanh của gỉ sắt, gỉ nhôm, chứng tỏ chiếc xe đã bị thấm nước lâu ngày. Nếu có mùi gas thì hệ thống điều hòa bị rỉ. Còn nếu có mùi dầu nghĩa là xe bị chảy dầu hộp số hoặc động cơ.

Một chi tiết quan trọng là do thói quen của người dân ở các nước phát triển, dây đai an toàn thường bị gỉ đen sau chừng 50.000 km sử dụng. Nếu có dấu hiệu trên mà đồng hồ công-tơ-mét chỉ quá thấp (khoảng 20.000 km) thì chiếc xe đã bị “tua” lại đồng hồ cho mới.

Trên đây chỉ là những dấu hiệu nhỏ khách hàng nên lưu ý khi tìm mua xe Ford Ranger đã qua sử dụng. Nếu mua tại đại lý, mọi chuyện có thể tốt đẹp nhưng nếu mua từ cá nhân, hãy đi cùng một người có kinh nghiệm để giúp bạn sáng suốt hơn trong lựa chọn của mình.

>> Xem thêm: Mua Xe Ford Ranger cũ giá rẻ

Những điều nên biết khi đi bảo dưỡng Ford Ranger

Những điều nên biết khi đi bảo dưỡng Ford Ranger

Bảo dưỡng côn xe Ford Ranger

Để côn xe được bền lâu thì trong quá trình lái xe bạn không nên đạp côn quá nhiều, khi đạp côn cần dứt khoát, không nháy côn liên tục. Sau khi xe chạy được khoảng 1000km thì nên chỉnh lại hành trình của bàn đạp côn.

Bảo dưỡng hệ thống kim phun của xe Ford Ranger

Để kim phun của xe Ford Ranger hoạt động tốt nhất, bền nhất thì quý vị cần sử dụng các loại dầu diesel chất lượng tốt. Tránh sử dụng các loại dầu kém chất lượng sẽ rất dễ gây ra hỏng hóc, tắc kim phun… Bạn cũng nên định kỳ kiểm tra kim phun và vệ sinh, thay thế sớm nhất tránh để kim phun quá bẩn hay đến lúc hỏng mới kiểm tra và thay thế sẽ gây ảnh hưởng đến động cơ.

Bảo dưỡng hệ thống Turbo xe Ford Ranger

Khi lái xe bạn cần cho khở động xe nổ trong 15s đầu để cho dầu có thể bôi trơn và phủ kín các bề mặt động cơ. Ngoài ra bạn cũng cần thay dầu bôi trơn định kỳ trong khoảng từ 3000 đến 5000km, tránh để dầu bôi trơn quá bẩn sẽ khiến cho hệ thống Turbo hỏng nhanh hơn và ảnh hưởng đến hệ thống động cơ.

Để hệ thống Turbo hoạt động được thời gian dài nhất có thể thì bạn cũng cần lưu ý là khi chạy xe với tốc độ cao và dừng lại thì không nên tắt khóa ngay hoặc rồ thốc ga rồi tắt máy, do lúc này tuabin của động cơ vẫn còn quay theo quán tính mà dầu xe lại ngừng cung cấp, tuabin không có dầu bôi trơn thì sẽ nóng lên nhanh chóng và nhanh hỏng hơn.

Một số lưu ý định kỳ khác của xe Ford Ranger

Trên đây là những điều cần biết cho các bạn đang sở hữu xe Ford Ranger giúp bảo dưỡng, giữ xe luôn hoạt động ổn định, trơn tru nhất.

Tham khảo mua bán xe bán tải Ford Ranger cũ giá rẻ nhanh chóng, được giá ở đâu?

Tham khảo đầy đủ các giá bán tải Ford Ranger từ cộng đồng mua bán chuyên nghiệp tại Muabannhanh.com - Để cập nhật các dòng xe Ford Ranger cũ giá rẻ, chất lượng, xem ngay: Ford Ranger cũ.

Nguồn: http://xeotocugiare.com/kinh-nghiem-vang-khi-mua-ford-ranger-cu-gia-re-135.html