Cúng Đầy Tháng

Hướng dẫn cách cúng đầy tháng cho bé đầy đủ nghi lễ

Khi bé mới chào đời và khi bé đủ một tháng mẹ thường làm lễ cúng đầy tháng cho con yêu. Cùng xem cách cúng đầy tháng cho bé với đầy đủ nghi lễ các mẹ nên biết. Theo văn hoá của người Việt Nam thường rất coi trọng những ngày lễ quan trọng trong cuộc đời của mỗi người như đám tang, ma chay, cưới hỏi, ngày cưới, sinh nhật...Đây chính là những

Khi bé mới chào đời và khi bé đủ một tháng mẹ thường làm lễ cúng đầy tháng cho con yêu. Cùng xem cách cúng đầy tháng cho bé với đầy đủ nghi lễ các mẹ nên biết.


Theo văn hoá của người Việt Nam thường rất coi trọng những ngày lễ quan trọng trong cuộc đời của mỗi người như đám tang, ma chay, cưới hỏi, ngày cưới, sinh nhật...Đây chính là những bước đi vô cùng quan trọng của mỗi người từ khi sinh ra đến khi trở về với cát bụi. Trong đó lễ thôi nôi hay cúng đầy tháng cho con trong gia đình là một trong những sự kiện trọng đại ghi nhận sự phát triển và khôn lớn của con yêu. Đây cũng là dịp để các thành viên trong gia đình gửi những lời chúc tốt nhất đến thành viên mới.

Cúng đầy tháng hay còn được gọi là cúng mụ là một trong những phong tục của người Việt Nam. Đây là một trong nhiều nghi lễ gắn liền với cuộc đời của mỗi người. Việc cúng đầy tháng cho bé là một việc không dễ với những người mới làm cha làm mẹ. Cùng xem hướng dẫn và chuẩn bị cúng đầy tháng cho bé đầy đủ nhất.

1. Cách tính ngày cúng đầy tháng cho con

Việc các gia đình tổ chức đầy tháng cho bé nhằm tạ ơn Mụ Bà không chỉ tạo ra sự có mặt của đứa bé, mà còn để trình họ hàng hai bên về đứa cháu sau một tháng ra đời. Theo quan niệm dân gian người Việt Nam có câu “ Trên bà chúa Thiên Thai dưới 12 bà Mụ” . Điều này để chỉ tục làm đầy tháng tức là cũng cho bà chúa trông coi toàn diện và 12 bà Mụ có công nặn ra đứa trẻ, mỗi bà Mụ đảm nhận một chức năng khác nhau.

Tuỳ thuộc ở mỗi nơi có một cách cúng khác nhau và thay đổi dần theo cuộc sống hiện đại. Trong dân gian những đứa trẻ sau khi sinh sẽ ở trong nhà, nhiều người không tiếp xúc không nhìn thấy đứa trẻ vì sợ dính phong long không tốt cho đứa trẻ. Dịp đầy tháng chính là cách thông báo rõ ràng nhất với mọi người về sự xuất hiện thành viên mới trong gia đình. Theo cách tính truyền thống của Ông Bà và cách tính truyền thống thì ngày đầy tháng của bé được căn cứ và lịch âm và tùy thuộc vào giới tính (bé trai hay bé gái). Nếu như bé gái thì ngày cũng sẽ lùi lại 2 ngày còn bé trai thì sẽ lùi lại 1 ngày (gái sụt hai, trai sụt một). Còn giờ cúng thì lễ cúng thường được cúng vào lúc sáng sớm hoặc chiều tối.

2. Lễ vật cúng đầy tháng cho bé

Theo dân gian từ khi bé ở trong bụng của mẹ đến khi bé sinh ra được 12 bà Mụ và 1 bà chúa chăm sóc. Do vậy trong mâm cúng đầy tháng cần phải đầy đủ:

- Lễ vật cúng 12 bà Mụ:

12 chén chè nhỏ, 12 đĩa xôi nhỏ, 12 chén cháo nhỏ,12 ly nước, 2 đĩa bánh hỏi, các loại bánh dành cho trẻ con xếp thành 12 đĩa, khoảng 2 kg thịt quay chia làm 12 đĩa, đồ hàng mã (giấy tiền). Đồ lễ cúng cho 12 bà Mụ


- Lễ vật cúng kính Đức ông:

Một con gà luộc, một tô cháo lớn, một tô chè lớn, ba đĩa xôi lớn, một miếng thịt quay, một đĩa hoa quả, trầu cau, hoa, rượu và đồ hàng mã (giấy tiền). Ngoài các lễ vật này thì thêm chén, đũa, muỗng và đặc biệt không thể thiếu đôi đũa hoa vì theo quan niệm Bà Chúa chỉ thích dùng loại đũa này.

Thông thường đồ lễ cúng đầy tháng cho bé sẽ được xếp trên hai bàn:một bàn nhỏ và thấp hơn để bày lễ vật cúng kính Đức ông. Bàn lớn còn lại bày lễ vật cúng kính 12 bà Mụ. Ngoài lễ vật bắt buộc mẹ có thể chuẩn bị thêm các đồ lễ khác

3. Hướng dẫn cách sắp bàn cúng chuẩn nhất

Theo quan niệm dâm gian mâm cúng được sắp xếp theo nguyên tắc “Đông bình Tây quả” tức là ở phía đông đặt bình bông còn phía tây đặt lễ vật. Mâm cúng đầy tháng được chia làm 2 bàn, 1 bàn trên và 1 bàn dưới cách nhau 10 phân.

4. Nghi lễ cúng đầy tháng cho bé

Các cụ thường cho rằng, mỗi một đứa trẻ khoẻ mạnh ra đời là công lao rất lớn của các bà Mụ. Đây là người có công nặn và giúp mẹ tròn con vuông. Đây cũng là nghi thức để ra mắt một thành viên mới trong gia đình với họ hàng, bà con trong dòng tộc.

5. Nghi thức thắp nhang và khấn.

Sau khi đặt hết lễ vật lên trên bàn cúng thì 1 người lớn trong gia đình, dòng họ (ông, bà, bố, mẹ) sẽ đại diện 1 người lên thực hiện nghi lễ thắp nhang và khấn. Bài khấn: Khi đã khấn xong thì bố hoặc mẹ tay bé lại vái trước án 3 vái sau 3 tuần hương thì tạ lễ. Sau đó gia đình mang vàng mã, váy áo đi hoá, vẩy rượu lúc đang hoá. Các đồ chơi thì giữ lại cho cháu bé lấy khước.

6. Nghi thức khai hoa

Nghi thức khai hoa hay còn gọi là nghi lễ “ bắt miếng”. Đứa trẻ được đặt ngay trên bàn giữa chủ lễ rót trà thắp hương xin phép bắt miếng. Xong bồng đứa trẻ một ay, tay kia cầm một nhánh hoa vừa quơ qua, quơ lại trên miệng cháu bé và đọc những lời cầu chúc mang ý nghĩa tốt đẹp “Mở miệng ra cho có bông, có hoa Mở miệng ra cho kẻ thương, người nhớ, Mở miệng ra cho có bạc, có tiền Mở miệng ra cho xóm giềng quý mến…”

7. Tục làm phép kết thúc thời gian ở cữ

Để thực hiện phép kết thúc thời gian ở cữ bạn cần một nồi nước sôi để giữa nhà bỏ cây đinh nung đỏ vào cho khói bay ra, mẹ bồng con bước qua bước lại. Nếu là con trai thì bước 7 lần, nếu là con gái thì bước 9 lần. Sau lễ mẹ và con có thể đi xung quanh nhà được, không bị bạn chế các phòng trong gia đình cũng như người mẹ có thể đi ra ngoài đi chợ.

Lần đầu tiên đi chơi thì mua một bịch muối, gạo mở hàng và giả vờ làm rơi một ít tiền với mục đích cầu mong con sinh ra được cơm ngon áo ấm, dư dả sau này. Sau cùng khi gần hết một cây nhang, gia chủ rót trà, khấn vái cảm tạ ơn trên, mang vàng mã đi đốt vẩy rượu gạo, muối, mã não kết thúc nghi lễ. Mọi người cùng thu lộc chúc cho em bé mọi điều tốt lành và trao quà mừng cho bé.


Thủ tục, cách làm lễ cúng đầy tháng cho con trai theo phong tục dân gian

Cúng đầy tháng cho trẻ là một trong nhiều nghi lễ gắn liền với cuộc đời của mỗi con người, là nét đẹp văn hoá truyền thống của người Việt Nam. Là nghi lễ mà qua đó không chỉ khẳng định sự hiện hữu của một con người – một thành viên mới.



*Tại sao có lễ cúng đầy tháng?

Ông bà ta xưa quan niệm rằng đứa trẻ được sinh ra là do các vị Đại Tiên (Bà Chúa Đầu thai) hay còn gọi là 12 Bà Mụ nặn ra. Mỗi Mụ Bà sẽ có trách nhiệm nặn ra một bộ phận cho đứa trẻ như mắt, mũi, tay, chân, tóc… xấu hay đẹp cũng là do tay các Bà Mụ nặn ra.

Lễ cúng Bà Mụ nhằm tạ ơn Bà Mụ và Đức ông đã đem đứa trẻ đến nhà, giúp mẹ tròn con vuông và cũng là cái lễ để trình báo với mọi người rằng một thành viên mới sẽ gia nhập vào cộng đồng dân cư đó, mong mọi người sẽ cưu mang, che chở cho đứa trẻ.

Đứa trẻ vừa mới chào đời hãy còn xa lạ với thế giới xung quanh.Trẻ phải luôn được mẹ ôm ấp, để nghe nhịp đập con tim, hơi thở của mẹ như hồi nằm trong bụng mẹ để dần tiếp xúc, quen dần và thích nghi với mọi thứ từ thế giới bên. Cho nên khi trẻ vượt qua 30 ngày đầu và khỏe mạnh thì cha, mẹ phải thực hiện nghi lễ cúng ăn mừng còn gọi là lễ cúng đầy tháng.

* Nghi thức đặt tên cho con trai

Nghi thức đặt tên hay còn gọi Xin Keo là cách để người chủ xin ý kiến bề trên về cái tên định đặt cho con trai của mình. Bố mẹ và gai đình hầu hết muốn đặt tên cho con trai vừa có ý nghĩa vừa gửi gắm ước mơ về con sau này như: Đức, Tiến, Trung, Phát…vừa mạnh mẽ vừa dễ gọi.

Chủ lễ sẽ dùng 2 đồng tiền cổ bằng bạc gieo vào 1 chiếc đĩa sâu lòng. Chủ lễ gieo 2 đồng tiền nếu 1 úp, 1 ngửa nghĩa là cái tên đinh đặt cho con đã được tổ tiên chấp nhận. Nếu 2 mặt đều úp hoặc ngửa, chủ nhà phải làm lại và tuân thủ quy tắc quá tam ba bận, sau ba lần không được thì chọn tên khác cho con trai.

Chủ lễ sau khi khấn xong thì mọi người trong gia đình, họ hàng ăn uống sum vầy và gửi những lời chúc tốt đẹp, may mắn, lì xì cho con trai để hoàn tất tiệc đầy tháng.