Cúng Đầy Tháng

Cúng thôi nôi miền bắc

Thôi nôi có ý nghĩa quan trọng đối với cuộc đời bé, đây là tín ngưỡng truyền thống mang tính tâm linh sâu sắc. Vì vậy việc chuẩn bị lễ vật cúng thôi nôi cho con phải thật chu đáo, tỉ mỉ, đầy đủ ý nghĩa. Đây là dịp để đền đáp, cảm tạ các bà Mụ, Đức ông, ông bà tổ tiên, các bậc bề trên đã phù hộ cho bé bình an, khỏe mạnh. Sau thì cầu mong mong các Ngài tiếp tục giúp đỡ, độ trì cho gia đình gặp nhiều may mắn, bé nhanh lớm, khôn ngoan.

Việc chuẩn bị một mâm lễ vật cúng thôi nôi đầy đủ, đúng theo phong tục của ông bà ta không phải là chuyện dễ dàng đối với nhiều người nhất là đối với các đôi vợ chồng trẻ hoặc mới sinh con lần đầu. Đòi hỏi chúng ta phải tham khảo và tìm hiểu kỹ trước khi sắm. Hơn nữa, ngày nay cuộc sống với bộn bề công việc, nên việc tự tay sắm từng vật phẩm đôi khi làm ta không đủ thời gian và thường gây ra những thiếu sót không hay.


Lễ vật cúng thôi nôi cũng có những thay đổi và biến tấu ít nhiều theo thời gian để phù hợp với cuộc sống mỗi giai đoạn. Mỗi vùng miền khác nhau trên đất nước lại có những sản phẩm đặc trưng riêng trêm mâm thôi nôi cho bé. Nhưng dù ở thời điểm nào hay bất cứ nơi đâu trên mảnh đất hình chữ S thì mâm lễ vật cúng thôi nôi không thể thiếu những vật phẩm đời thường nhưng rất đổi thiêng liêng và có mặt trong các dịp quan trọng. Đó là nhang đèn, miếng trầu trái cau, đĩa xôi chén chè, con gà hay con vịt luộc, mâm trái cây, giấy cúng, vàng mã...những vật phẩm này có hầu hết trên mỗi bàn thờ gia đình Việt trong những dịp cúng tết.


Khi chuẩn bị lễ vật cúng thôi nôi xong, thì ba mẹ hoặc ông bà bế cháu ra thắp 3 nén nhang và thành tâm khấn vái. Bài văn khấn thôi nôi thường có những dị bản theo từng vùng miền, địa phương nhưng tựu trung thường có nôi dung chính là: Kính cẩn xưng danh tên 2 vợ chồng đến các bà Mụ và bề trên, địa chỉ cư trú gia đình, tên và ngày tháng năm sinh của bé, lý do sắm lễ, bày tỏ lòng biết ơn đến các bà Mụ và cầu mong bà phù hộ cho bé và gia đình. Khi xong lễ nhớ đốt giấy và bộ đồ thế có ghi tên cháu, sau cùng cả nhà, người thân, bạn bè, hàng xóm thụ hưởng lễ vật trong niềm vui với gia đình.

10 lễ vật cúng thôi nôi cho lễ cúng trang nghiêm

Lễ vật cúng thôi nôi đầy đủ hoa quả, hương đèn, phẩm vật dâng cúng Bà Chúa Thiên thai và mười hai bà mụ đã dày công ‘nặn’ hình hài tròn vẹn cho đứa bé và nuôi dưỡng suốt chín tháng mười ngày. Không chỉ có công dưỡng thai, mười hai bà mụ sẽ đỡ đầu cho đứa trẻ suốt mười hai năm cho đến khi trưởng thành.

Cho nên, trong chuyên bài xã hội tuần này, chúng tôi chia sẻ và hướng dẫn chi tiết những nghi thức lễ thôi nôi để bạn hoàn thành nghi thức cúng bài thành tâm và chúc mừng bé tròn một tuổi đánh dấu bước trưởng thành quan trọng của trong đời.

Nghi lễ cúng thôi nôi diễn ra như thế nào?

Bạn nên tham khảo ý kiến của ông bà, cha mẹ hay người lớn trong gia đình có kinh nghiệm trong việc sắm lễ thôi nôi cho bé. Tuy nhiên, cúng thôi ngày âm hay dương nên chọn ngày âm với tiêu chí ‘gái sụt hai, trai sụt một’ tùy theo bé là con gái hay con trai. Trong văn hóa người Việt, nghi lễ cúng thôi nôi mang ý nghĩa rất quan trọng, chào đón bé tròn một tuổi và thể hiện niềm tin của cha mẹ về tương lai tươi sáng của con.

Ngoài việc chuẩn bị mâm lễ cúng thôi nôi, cách cúng thôi nôi đơn giản do người cao tuổi trong nhà đứng ra khấn bái. Bàn cúng bày biện đầy đủ lễ vật, hoa quả, hương đèn và sắp xếp hướng quay vào trong nhà, cúng thôi nôi vào giờ nào không gian yên tĩnh nhất nên chọn lúc sáng sớm. Văn khấn cúng thôi nôi ngắn gọn, cung cấp họ tên cha mẹ, địa chỉ và họ tên đứa trẻ đã được sự phù trợ của Bà hay ăn chóng lớn và nay đã tròn một tuổi.

Sau đó, nghi thức ‘chọn nghề tương lai’ với những vật dụng như gương, lược, kéo, nắm xôi hay viết, sách vở…thôi nôi bé bốc gì thì cha mẹ hay người lớn sẽ dự đoán nghề nghiệp và tính cách của bé trong tương lai. Hoàn thành nghi lễ cúng thôi nôi, bé nhận lì xì chúc phúc và cha mẹ của bé mang xôi chè sang biếu họ hàng, làng xóm những người đã gửi lời chúc hay thăm hỏi, động viên gia đình bạn trong một năm vừa qua.