Cúng Đầy Tháng

Cúng mụ, cúng đầy cữ cho bé

Em bé ra đời sau thời gian đó gọi là đầy cữ. Cữ của em trai là bảy ngày, của em gái là chín ngày. Phân biệt như vậy vì tục ta tin rằng con người có hồn và vía. Hồn thì nam cũng như nữ đều có ba hồn, còn vía thì con trai khoẻ mạnh gan dạ hơn có bảy vía, con gái yếu đuối nhu mì có chín vía.

Em bé ra đời sau thời gian đó gọi là đầy cữ. Cữ của em trai là bảy ngày, của em gái là chín ngày. Phân biệt như vậy vì tục ta tin rằng con người có hồn và vía. Hồn thì nam cũng như nữ đều có ba hồn, còn vía thì con trai khởi mạnh gan dạ hơn có bảy vía, con gái yếu đuối nhu mì có chín vía.

Đầy cữ, nghĩa đen là đầy thời gian tượng trưng cho số vía của em. Ta có lệ cúng đầy cữ, gọi là cúng mụ.
Theo sự tin tưởng, muốn thành hình con người phải do các bà mụ nặn. Tất cả có 12 bà mụ, mỗi bà phụ trách nặn một số bộ phận của đứa trẻ.

Khi cúng mụ, đồ lễ phải sửa soạn mâm cúng đầy tháng cho đủ mười hai bà, mỗi vật cúng đều phải là con số mười hai: mười hai đôi hài, mười hai cái mũ, mười hai bộ quần áo, mười hai trâm vàng, một đĩa có bày mười hai trái cây, mười hai chiếc bánh, mười hai con ốc, mười hai miếng trầu v.v... cùng với cúng mụ, có cúng gia tiên và thổ công.

Xôi chè, lễ vật dùng để cúng mụ cho bé

Trong những nhà gia đình khá giả, khi cúng đầy cữ cho em bé, có mời bạn bè họ hàng khách khứa.
Những khách khứa bà con tới ăn đầy cữ đều có quà cho sản phụ hoặc cho em bé, thường thường cho sản phụlà thức ăn, nhất là nước mắm ngon đề sản phụ ăn kiêng, còn quà cho em bé là vòng tay, vòng chân, quần áo,...

Tục cúng đầy cữ ngày nay còn tồn tại rất ít, chỉ những gia đình hiếm hoi mới làm lễ cúng để cho đứa bé đỡ ốm sài, hoặc người ta chỉ cúng cho cơn đầu lòng, vì con đầu cháu sớm, người ta muốn theo đủ mọi tục lệ cổ truyền. Tại thành thị rất ít người còn giữ tục này.

Ngày nay, Lễ cúng Mụ thường được tổ chức vào những thời điểm khi đứa trẻ được 1 tháng (ngày đầy tháng), 100 ngày (ngày đầy tuổi tôi) và 1 năm (ngày thôi nôi).

Cúng Mụ trong các dân tộc thiểu số
Khi một đứa trẻ dân tộc Bố Y ra đời được 3 ngày, và hiện nay phần lớn là khi đủ tháng, gia đình mới làm lễ cúng Mụ và đặt tên tục cho con. Dân tộc Dao thì làm lễ cúng Mụ khi đứa trẻ được 3 ngày, bằng cách lập đàn cúng gọi là làm lễ "nam han", và thường mổ một lợn, một gà, một vịt để cúng tạ ơn bà Mụ ở động Đào Hoa Lâm Châu đã "cho" họ đứa trẻ và cầu mong ở Mụ sự phù hộ lâu dài. Động Đào Hoa Lâm CHâu theo quan niệm của người Dao là nơi Mụ trú ngụ.