Cúng Đầy Tháng

9 mẹo tuyệt hay mọi người dùng smartphone cần biết

Theo mạng Internet, bạn có thể rang ngô nổ bằng sóng điện từ của điện thoại, sạc pin bằng các cách cắm sạc vào một quả chuối. Thật không may không phải thông tin nào trên mạng cũng chính xác, và trên đây là 2 lời khuyên "rởm" khá phổ biến.Mặc dù vậy, đúng là có những mẹo cực kỳ hữu ích giúp cho cuộc sống của bạn trở nên dễ

Theo mạng Internet, bạn có thể rang ngô nổ bằng sóng điện từ của điện thoại, sạc pin bằng các cách cắm sạc vào một quả chuối. Thật không may không phải thông tin nào trên mạng cũng chính xác, và trên đây là 2 lời khuyên "rởm" khá phổ biến.

Mặc dù vậy, đúng là có những mẹo cực kỳ hữu ích giúp cho cuộc sống của bạn trở nên dễ thở hơn rất nhiều, như cắm sạc vào đâu khi xung quanh bạn không có bất cứ cục sạc nào? Hay làm thế nào để bảo vệ điện thoại khỏi cát và nước ở bờ biển?

1. Có cáp nhưng không có cục sạc? Hãy sử dụng cổng USB của TV

Bạn có biết nhiều mẫu TV và đầu thu KTS hiện đại đều được trang bị cổng USB ở sau lưng hoặc bên cạnh? Chúng là nguồn cung cấp điện lý tưởng lên tới 5 volt cho điện thoại của bạn. Mẹo này đặc biệt hữu ích trong trường hợp bạn không mang theo cục sạc, hoặc đang đi du lịch nước ngoài và không có bộ chuyển đổi ổ điện. Chỉ có điều cần lưu ý là những hình ảnh lưu trong điện thoại có thể bị ai đó xem trộm thông qua điều khiển từ xa của TV.

2. Nhận các thông báo dựa trên địa điểm

Hãy tưởng tượng bạn có thể chợp mắt nhanh trên đường đi làm mà không bị lỡ bến xe buýt? Bạn hoàn toàn có thể làm được điều này nhờ tính năng nhắc việc dựa trên địa điểm. Với hệ điều hành iOS (trái), bạn có thể đặt lịch hẹn từ ứng dụng Reminder, còn với Android, bạn có thể dùng Google Keep. Chỉ cần đảm bảo rằng GPS và các dịch vụ địa điểm đã được kích hoạt. Ngoài ra, vị trí của bạn có thể hơi khó định vị khi bạn di chuyển ngầm dưới đất.

3. Học cách chia sẻ vị trí của bạn

Nhiều người cực kỳ kém trong việc chỉ đường qua điện thoại. Trong trường hợp này, bạn chỉ cần chia sẻ vị trí của mình thông qua Google Maps hoặc Apple Maps với người đồng hành là xong. Cả hai dịch vụ này đều cho phép bạn thả ghim đánh dấu địa điểm mong muốn, kèm theo đường link dẫn tới địa điểm đó. Hoặc nếu như bạn muốn chia sẻ vị trí trong một khoảng thời gian nhất định, hãy thử dụng Glympse, một ứng dụng miễn phí, chỉ cần đảm bảo rằng các dịch vụ định vị của điện thoại đang kích hoạt mà thôi.

4. Biến vỏ băng catsette cũ thành giá đỡ điện thoại

Băng catsette cũ có thể biến thành những chiếc giá đỡ chuyên dụng như thế này.

5. Túi ziplog là bạn tốt

Không chỉ lý tưởng trong việc lưu trữ thực phẩm, bạn còn có thể dùng túi ziploc để đựng điện thoại khi đi biển nhằm bảo vệ dế khỏi bị cát và nước xâm nhập.

6. Ghi chú bằng hình ảnh

Lần tới, khi bạn đỗ xe trong trung tâm thương mại, hãy chụp ảnh lại vị trí của xe. Trước khi đi siêu thị, hãy chụp ảnh tủ lạnh để biết được cái gì còn, cái gì hết. Khi bạn đến một thành phố hoặc quốc gia khác, hãy chụp ảnh nơi ở để phòng khi bạn bị lạc và cần ai đó chỉ cho mình đúng đường. Đây chỉ là vài trong vô số tình huống một bức ảnh có thể trở thành ghi chú tuyệt vời.

7. Đặt điện thoại trong cốc để tăng âm lượng

Lần tới khi nghe nhạc bằng loa ngoài của điện thoại, hãy thử đặt điện thoại trong một chiếc ly hoặc cốc thủy tinh dày nặng.

8. Cài nhiều ứng dụng tiện ích cho điện thoại

Điện thoại của bạn có đầy đủ các loại cảm ứng như bộ gia tốc, con quay hồi chuyển, nhiệt kế... Nhờ đó, bạn có thể dùng điện thoại như một máy dò kim loại, la bàn, công cụ phát hiện rung..... Những chức năng này thường được kích hoạt thông qua một ứng dụng tiện ích cụ thể, chẳng hạn như Smart Tools. Hãy tải chúng về máy để phòng khi bạn cần đến chúng trong tương lai.

9. Dùng camera làm đèn pin trong đêm

Camera của điện thoại có thể biến thành đèn pin cực sáng hoặc đèn ngủ. Bạn cũng có thể tải ứng dụng đèn pin, hay sử dụng đèn flash tích hợp trong máy (như iOS làm với iPhone). Còn muốn làm dịu ánh sáng của đèn ngủ, bạn hãy đặt một chai nước đầy phía trước đèn led, nó sẽ làm tán xạ ánh sáng và tạo ra một quầng sáng dịu nhẹ, dễ chịu.

>> Điện thoại smartphone

5 mẹo dùng điện thoại Android có thể bạn chưa biết

Cách kiểm tra xuất xứ smartphone, nhận gửi tin nhắn hay xóa ứng dụng là những mẹo thú vị trên điện thoại Android.
Cách khóa ứng dụng trên Android

Phần mềm có sẵn trên Play Store cho phép khóa ứng dụng điện thoại nhằm bảo mật danh bạ cũng như thông tin cá nhân.

Ứng dụng ghép ảnh và video

Sử dụng một tiện ích nhỏ, người dùng có thể tạo hình động bằng cách ghép ảnh và video thành hình động thú vị.

Cách hẹn giờ gửi tin nhắn trên Android

Hẹn giờ gửi tin nhắn giúp người dùng không bỏ lỡ những thông báo, lời chúc mừng sinh nhật...

Cách kiểm tra xuất xứ điện thoại

Sử dụng mã IMEI, người dùng có thể dễ dàng tìm hiểu nguồn gốc xuất xứ cũng như nhiều thông tin khác về chiếc điện thoại của mình

Cách biết người khác đã nhận tin nhắn trên Android

Bằng tùy chỉnh nhỏ, người dùng Android có thể biết tin nhắn của mình đã đến được người nhận hay chưa.

4 mẹo nhỏ với điện thoại di động có thể giúp bạn lúc hiểm nguy

Trên thế giới điện thoại  có khoảng 7 tỷ người và hơn một nửa trong số đó đều sở hữu một chiếc điện thoại di động nào đó. Mặc dù vậy, không phải ai cũng biết tới 4 chức năng dưới đây vốn có thể giúp bạn lúc hiểm nguy.

1.Số điện thoại cấp cứu khẩn cấp

Nếu chẳng may đi lạc vào rừng, trượt chân trên núi tuyết hay bất kỳ một khu vực xa xôi hẻo lánh nào đó, hãy bấm số 112 trên điện thoại của bạn. Khi bấm những phím này, chiếc điện thoại sẽ tự động tìm ra số điện thoại cấp cứu gần nhất và nối mạng cho bạn với đường dây đó.

Điều thú vị là con số cấp cứu 112 này có thể thao tác ngay cả khi bàn phím đang bị khóa. Bạn có thể thử một chút với chức năng này nhưng trước khi đầu dây bên kia đổ chuông, hãy ngắt cuộc gọi ngay lập tức kẻo lực lượng cấp cứu sẽ đứng đầy ở trước cửa nhà bạn!

2. Đánh mất chìa khóa của xe

Vào một ngày đẹp trời, bạn đánh rơi chiếc chìa khóa điện tử của mình hoặc đơn giản là để quên trong xe. Đừng lo, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách giải quyết chuyện này.

Bước 1: Bạn để sát điện thoại của mình gần cửa xe và gọi điện về cho người nhà.

Bước 2: Bảo người nhà lấy chiếc chìa khóa điện tử dự phòng của bạn ra và để sát điện thoại của họ, sau đó bấm nút mở xe.

Bước 3: Chờ đợi một lát và bạn sẽ thấy cánh cửa của chiếc xe bật ra.

Và giờ thì vấn đề của bạn đã được giải quyết. Trong trường hợp làm mất chìa khóa, bạn hãy rút dây điện ở phần nổ máy xe và chạy đến một cửa hiệu nào đó để làm chìa khóa phụ hoặc đơn giản là chạy thẳng về nhà và lấy chiếc chìa khóa dự phòng ra xài.

3.Trường hợp cần gọi điện thoại gấp mà điện thoại di động của bạn lại sắp hết Pin!

Bạn cảm thấy lo lắng khi cần phải gọi điện cho gia đình, cho sếp hay đơn giản là cần giữ liên lạc với đối tác mà tình trạng của pin điện thoại lại nằm sát ngưỡng vạch đỏ. Hãy bấm phím *3370# và bạn sẽ thấy mức năng lượng trong pin tăng lên 50%, đủ để cho bạn trò chuyện trong vài tiếng đồng hồ nữa.

Số pin này là phần năng lượng dự trữ trong máy điện thoại gọi và được gọi là “Third Hidden Battery Power”. Nó được sử dụng để điều hành bộ phận báo hết pin của máy, lưu trữ các dữ liệu như ngày giờ, danh sách phone book… Khi đem điện thoại đi sạc, lượng pin dự trữ này sẽ được sạc đầy trước khi cung cấp năng lượng cho cục pin trong máy của bạn.

4.Truy tìm ra chiếc điện thoại của bạn đang ở đâu trong trường hợp bị mất cắp

Khi sắm một chiếc điện thoại mới, điều đầu tiên bạn cần làm là bấm phím *#06# để ghi lại 15 con số xuất hiện trên màn hình. Đây là số Serial Number tức căn cước ID gắn liền với điện thoại di động của bạn.

Trong trường hợp bị mất máy, bạn hãy gọi điện cho nhà mạng di động và cung cấp cho họ dãy số này. Ngay lập tức họ sẽ khóa chiếc điện thoại đó lại và người nào đang cầm chiếc điện thoại này cũng không thể sử dụng tiếp được.

Nếu bạn bị mất điện thoại di động và nghi có kẻ đang sử dụng máy của bạn, hãy mang Serial Number gồm 15 con số này đến báo cho cảnh sát. Bên An ninh Viễn thông sẽ dùng vệ tinh để xác định chiếc điện thoại có số Serial Number này đang ở đâu. Ngay sau đó họ sẽ cử người đến vị trí đó để tìm người nào đang cầm chiếc điện thoại này và tịch thu máy, đồng thời mời người này về trụ sở để kê khai về nguồn gốc của máy. Nhờ dãy số đặc biệt này, cảnh sát đã nhiều lần phanh phui ra cả một đường dây buôn bán điện thoại ăn cắp của các nhóm tội phạm trong và ngoài nước.

5. Truy ra nơi sản xuất điện thoại của bạn

Bấm phím *#06# để dãy số gồm 15 con số của Serial Number hiện lên. Đếm từ trái qua phải, tại con số thứ 7 và thứ 8 bạn dừng lại để kiểm tra như sau:

– Nếu tại hàng số 7 và 8 là số 02 hoặc 20 thì chiếc điện thoại của bạn được sản xuất tại Trung Quốc và chất lượng của nó thường khá là tệ!

– Nếu hai số đó là số 08 hoặc 80 thì máy điện thoại của bạn được sản xuất tại Đức (Germany) và chất lượng thì khỏi phải nói. Quá tốt.

– Nếu hai số này là 01 hoặc 10 thì máy điện thoại của bạn được sản xuất tại Phần-Lan (Finland) theo tiêu chuẩn Âu Châu.

– Nếu hai số kia là 13 thì đáng buồn cho bạn vì máy bạn được sản xuất tại nước Azerbaijan với chất lượng ngang với hàng mã! Rất nhiều chiếc có số 13 của Azerbaijan hay số 02 hoặc 20 của Trung Quốc đã bị cháy khi sạc pin.

– Nếu hai số ở hàng thứ 7 và thứ 8 là hai số 00 tiếp nhau thì chắc chắn máy của bạn được sản xuất ngay chính quốc gia phát minh ra nó. Ví dụ iPhone có số 00 là do Apple của Mỹ sản xuất, Galaxy có hai số 00 là do chính hãng Samsung của Hàn quốc sản xuất.

Nguồn: http://thegioidienthoai.com.vn/9-meo-tuyet-hay-moi-nguoi-dung-smartphone-can-biet-160.html